1. Giữ dáng khi mang thai quan trọng như thế nào?
- Khi mang thai thì tùy vào cơ thể của mỗi người mà sẽ thay đổi khác nhau. Có người thì bị ốm nghén và gặp các vấn đề về sức khỏe làm cho thai nhi không đủ chất dinh dưỡng nhưng có người thì có cảm giác thèm ăn nên ăn uống vượt quá mức dẫn đến bị tăng cân nhanh chóng.
- Khi mang thai thì trung bình tăng từ 5 - 30 kg so với trước khi sinh dễ lấy lại dáng nhanh chóng nhưng có nhiều người đang gặp khó khăn khi giảm cân lấy lại dáng.
- Giữ dáng khi mang thai không chỉ làm cho cân nặng hợp lý mà còn đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt. Ngoài ra còn hạn chế các bệnh như: tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,...
- Làm cho cơ thể dễ di chuyển, thoải mái và ít bị nhức mỏi lưng.
2. Cân nặng hợp lý khi mang thai là bao nhiêu?
Kiểm tra cân nặng của thai kỳ hằng tháng theo từng giai đoạn là rất quan trọng. Chỉ số tăng cần phụ thuộc vào sự phát triển của thai và dinh dưỡng trước khi mang thai được đánh giá dựa vào chỉ số cơ thể (BMI)
Mẹ bầu có BMI từ 18,5–24,9 nên tăng khoảng 10–12kg suốt thai kỳ:
- 3 tháng đầu: tăng ~1kg
- 3 tháng giữa: tăng 4–5kg
- 3 tháng cuối: tăng 5–6kg
Giữ mức tăng cân hợp lý khi mang thai giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt.
3. Những cách giữ dáng khi mang thai hiệu quả
3.1 Chế độ ăn uống
Thay vì giữ dáng trong suốt quá trình mang thai bằng cách ăn kiêng thì mẹ có thể áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Các mẹ đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn thèm ăn nhưng trên thực tế chỉ cần tiêu thụ gấp 300 calo cho mỗi ngày so với bình thường là ổn định.
Sử dụng cách này đảm được chất dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh cụ thể dưới đây:
- Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ tránh ăn qua nhiều cùng một lúc sẽ dễ gây tiểu đường thai kỳ.
- Ăn nhiều thực phẩm có chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, chất béo và không nên ăn các đồ ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều đường.
- Nên bổ sung rau xanh đậm như rau bina, cải bó xôi, súp lơ, măng tây – giàu vitamin và chất xơ, tốt cho cả mẹ và bé.
- Để cơ thể thanh lọc thì mỗi ngày nên uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
3.2 Tập luyện
Ngoài ăn uống khoa học thì mẹ bầu nên kết hợp với tập thể dục để đảm bảo sức khỏe và kiểm soát được cân nặng.
Bên cạnh đó mẹ bầu có thể kết hợp các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập thể dục và bơi lội để giữ cơ thể ở trạng thái thoải mái. Mẹ bầu có thể tham khảo các phương pháp tập luyện dưới đây:
- Dành 30 phút mỗi ngày để bơi lội và đi bộ để tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe bền bỉ.
- Tập các bài tập yoga nhẹ nhàng để giảm tình trạng căng thẳng.
- Ngồi thuyền cũng giúp mẹ bầu được thư giãn hơn.
3.3 Tư thế ngồi
Khi mang thai, việc ngồi, đứng hay cúi người có thể trở nên khó khăn hơn. Để giảm mệt mỏi, mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý và di chuyển nhẹ nhàng mỗi vài giờ để thư giãn cơ và giảm sưng chân.
Một số tư thế mẹ bầu nên lưu ý:
- Ngồi: Chọn ghế có tựa lưng tốt, kê thêm gối nếu cần. Nâng chân nhẹ giúp giảm phù nề.
- Đứng: Nếu phải đứng lâu, gác một chân lên ghế thấp và đổi bên thường xuyên để giảm áp lực.
- Cúi/nâng vật: Hãy cúi gối thay vì cong lưng, ôm vật sát người và dùng lực chân để nâng. Tránh vặn người.
- Ngồi dậy: Khi bụng to dần, nên nghiêng người sang bên rồi mới ngồi dậy để tránh tách cơ bụng
Giữ dáng khi mang thai không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng những chia sẻ trên của Miss care sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn cách chăm sóc cơ thể đúng cách trong suốt thai kỳ, để luôn khỏe mạnh, tự tin và tận hưởng hành trình làm mẹ một cách trọn vẹn.