1. Những nguyên nhân bé quấy khóc
1.1 Bị đói
Đây là đầu tiên mà bạn nghĩ đến khi bé quấy khóc nó kèm theo nhiều biểu hiện như ngậm tay, rướn người và nhìn về phía bạn. Mẹ nên chú ý kỹ để kịp thời giúp bé không quấy khóc nữa.
1.2 Các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi,...
Đầy hơi, đau bụng là những nguyên nhân thường gặp khiến bé khó chịu và quấy khóc. Nếu bé khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày, 3 ngày/tuần trong 3 tuần liên tiếp, có thể bé đang bị đau bụng đây là một tình trạng phổ biến nhưng khó xác định nguyên nhân.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra khi thấy bé thường xuyên khóc sau bú hoặc có dấu hiệu bất thường. Ngay cả khi bé chưa từng khóc sau ăn, cơn đau bụng bất chợt cũng có thể khiến ba mẹ lo lắng. Hãy tìm hiểu các cách giúp làm dịu trẻ đau bụng để chăm sóc bé tốt hơn.
1.3 Chăm sóc khi trẻ bị đầy hơi
Đôi lúc khi bú vừa xong thì sẽ có lúc trẻ gặp tình trạng ợ hơi do nuốt không khí và sữa mẹ mẹ cùng một lúc nên làm cho không khí khó thoát ra ngoài.
1.4 Cơ thể bị lạnh hoặc nóng
Khi vệ sinh hoặc tắm cho bé thì cơ thể bé sẽ gặp lạnh khi gặp nước vì thế mà trẻ quấy khóc to. Theo kinh nghiệm của những bà mẹ trước thì bé sẽ quấy khóc to khi lạnh hơn so với nóng vì cơ thể của trẻ có thể chịu ấm được.
1.5 Quá trình mọc răng
Mỗi trẻ đều trải qua quá trình mọc răng bởi vậy đây là lần khó chịu nhất của bé vì khi mọc răng sẽ xuyên qua lớp lợi khiến trẻ đau và quấy khóc. Mọc răng ở trẻ sơ sinh thường ở giai đoạn bé được 4-7 tháng tuổi và có thể xảy ra chậm hoặc sớm hơn đối với từng cơ địa trẻ.
1.6 Tã bị bẩn
Trẻ sẽ có tín hiệu đến ba mẹ khi tả dơ tuy nhiên có một số trẻ có thể chịu được trong thời gian dài. Nên vì thế ba mẹ hãy kiểm tra tã thường xuyên để thay tã cho con nhé!
1.7 Thiếu ngủ
Vào những lúc mệt mỏi trẻ sơ sinh có thể ngủ bất cứ lúc nào và mọi nơi. Tuy nhiên bé sẽ không có dấu hiệu gật đầu khi buồn ngủ mà sẽ quấy khóc khi quá mệt mỏi.
2. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh liên tục quấy khóc không ngủ
Ở một số trẻ sẽ liên tục quấy khóc mẹ nên cần kiểm tra con có bị đau chỗ nào không? Và nên giúp bé cảm thấy dễ chịu nhất. Vì vậy một số điều mẹ cần nên làm như:
2.1 Đáp ứng nhu cầu của bé khi khóc nhiều
- Nên cho bé bú vừa đủ no, khoảng 2-3 tiếng bú một lần và tránh bú thường xuyên vì đôi khi bé sẽ còn ợ hơi. Khi có trường hợp bé đẩy ra thì mẹ không nên cho bé bú tiếp.
- Mẹ không nên uống caffein và các chất kích thích trước khi cho con bú.
- Để tâm tới trẻ để thay tã khi bị ướt.
- Không nên cho bé ngủ vào ban ngày nhiều vì sẽ làm cho con thức vào ban đêm.
2.2 Vỗ về và an ủi bé: Ôm bé vào lòng xoa vãi và massage để bé cảm thấy thoải mái
2.3 Cho bé nghe âm nhạc
- Cho bé nghe những bài hát không lời như: tiếng chim hót, nhạc cổ điển, nhẹ nhàng rất phù hợp với trẻ sơ sinh vì giúp bé dễ đi sâu vào giấc ngủ.
- Ngoài ra mẹ có thể hát những bài ru, hò vì trẻ cảm thấy gần gũi và an toàn trong lòng mẹ.
2.4 Bế bé và lắc lư theo nhịp điệu
Khi còn trong bụng mẹ bé đã quen với nhịp tim và di chuyển nhẹ nhàng của mẹ. Vì thế mà khi bế bé sẽ có cảm giác quen thuộc gần gũi nên bé sẽ cảm thấy dễ chịu không còn khóc nữa.
3. Khi nào nên đưa con đến bác sĩ?
Khi bé có biểu hiện quấy khóc kèm nôn ói, cha mẹ cần lưu ý nếu:
- Bé la hét dữ dội mỗi khi được chạm vào, bế lên hoặc di chuyển.
- Bé không ngừng khóc liên tục trong hơn 2 tiếng, mọi cách dỗ dành đều không hiệu quả.
- Bé có vẻ mệt lả, yếu ớt bất thường, trông không còn linh hoạt như bình thường.
Trẻ sơ sinh quấy khóc là cách giao tiếp đầu đời để thể hiện nhu cầu. Bố mẹ hãy quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu tiếng khóc của con để chăm sóc bé tốt nhất. Đừng quên khám phá thêm nhiều mẹo nuôi con tại chuyên mục kiến thức trên Miss care nhé!